Tin tức

Chăn, ga, gối, bị ố làm thế nào?

Thứ bảy, 16/05/2015, 13:01

Dưới đây là một số cách giặt ruột gối, ruột chăn, ga giường,... bị ố vàng qua thời gian đơn giản, nhẹ nhàng.

1. Ga giường

Để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất gia đình nên thay và giặt ga giường một lần một tuần. Do vậy, hãy luôn chắc chắn trong nhà có ít nhất 2 bộ ga mỗi giường. Ngoài ra, sau một thời gian, ga giường cần được làm sạch triệt để để tẩy sạch các vết ố, cũng như vi khuẩn gây hại.


 

Dưới đây là một số cách giặt ruột gối, ruột chăn, ga giường,... bị ố vàng qua thời gian đơn giản, nhẹ nhàng.

1. Ga giường

Để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất gia đình nên thay và giặt ga giường một lần một tuần. Do vậy, hãy luôn chắc chắn trong nhà có ít nhất 2 bộ ga mỗi giường. Ngoài ra, sau một thời gian, ga giường cần được làm sạch triệt để để tẩy sạch các vết ố, cũng như vi khuẩn gây hại.
 

Nước giặt

1/4 chén bột/nước giặt thông thường

1/4 chén hàn the

1/4 chén baking soda

Nước xả vải

1/2 chén giấm giúp làm mềm và khử mùi

10 giọt tinh dầu hoa trà

5-10 giọt tinh dầu hoa oải hương

 

Tinh dầy hoa trà và oải hương làm ga giường có mùi thơm dễ chịu giúp an thần, ngủ ngon.
 

          

     

 

Sau khi giặt ga giường với nước giặt và nước xả vải tự chế, phơi khô dưới nắng mặt trời. Những tia nắng giúp ga giường thơm tho cũng như tiêu diệt nốt những vi khuẩn còn sót lại.

2. Ruột chăn và vỏ chăn

Ngày nay, hầu hết các loại ruột và vỏ chăn đều có thể giặt bằng máy ngay tại nhà. Dù gia đình sử dụng chất liệu lông, cotton hay da lộn đều cần được giặt giũ mỗi tháng một lần. Tuy vậy, có ba điều bạn cần chú ý trước khi vệ sinh chăn: 

1. Có làm bằng chất liệu len?

2. Nó có nhét vừa trong máy giặt?

3. Thời tiết có thuận lợi để phơi chăn?

Nếu chăn len thì chị em cần chú ý nhiều hơn khi giặt giũ vì len sẽ co lại khi gặp nhiệt độ hơn 30oC cũng như dễ bai dão khi phơi. Do đó, không giặt với nước nóng, không giặt bằng máy giặt và không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Theo các chuyên gia, với chăn len bạn nên giặt khô. Hoặc nếu muốn tiết kiệm giặt tay thì nên chú ý dùng nước mát, không vắt mạnh và phơi dưới bóng râm. 

Giặt bằng máy

Với các chất liệu còn lại, chẳng có lí do gì mà bạn không giặt bằng máy nếu khối lượng máy giặt đủ chỗ chứa chiếc chăn cồng kềnh của gia đình. Đừng cố nhét một chiếc chăn quá khổ vào chiếc máy giặt nhỏ sẽ làm hỏng dáng vuông vắn của chăn. Đối với chăn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng công thức nước giặt và nước xả vải ở trên. Sau khi giặt xong, sử dụng chế độ vắt và sấy dành riêng cho chăn gối rồi phơi dưới nắng mặt trời.

Giặt bằng tay

Nếu máy giặt không đủ to thì chị em đành phải giặt bằng tay. Cho chăn vào chậu hoặc bồn tắm đủ to và nhảy vào giẫm giẫm đạp đạp. Bằng phương pháp này cùng những loại nước tẩy rửa tự nhiên, lũ trẻ trong nhà cũng sẽ cực kì thích thú nhảy vào giúp mẹ. Sau lượt đầu tiên giặt sạch với xà phòng tự chế, xả hết nước và ngâm lại với nước xả vải và khử mùi. Để vắt khô, bạn cũng chỉ cần xả hết nước và giẫm đạp.

Phơi khô

Phơi chăn tại nơi thoáng mát và có nắng để chăn khô nhanh chóng. Để cho những chiếc chăn dày cộp được khô đều và nhanh chóng, khi phơi gập đôi chăn, bạn nên lật ngược lại mỗi 12 tiếng. 


3. Gối

Ngay cả khi ngủ, cơ thể bạn vẫn tiếp tục tiết mồ hôi. Tùy thuộc vào chất liệu của áo gối và vỏ gối, mồ hôi có thể thấm qua lớp vải hình thành những vệt màu vàng trên ruột gối. Do vậy, gối bông nên được giặt đúng phương pháp một tháng một lần.
 

                                

Chú ý:

Ruột gối cần phơi khô hoàn toàn trước khi đem vào cất giữ hoặc sử dụng để tránh nấm mốc từ bên trong. Do vậy, dù máy giặt có chế độ sấy thì gia đình cũng nên giặt ruột gối vào những ngày nắng đẹp trời.

Chuẩn bị:

- Nước nóng

- 1 cốc bột giặt

- 1 cốc nước rửa bát

- 1 cốc thuốc tẩy có thành phần tự nhiên, ít Clo

- 1/2 cốc bột hàn the

Thực hiện:

- Kiểm tra nhãn trên ruột gối để xem có thể giặt bằng máy hay không. Nếu phải giặt tay vẫn thực hiện đúng các bước như hướng dẫn.

- Tháo toàn bộ vỏ gối bên ngoài. 

- Cài đặt chế độ giặt bằng nước ấm.

- Cho các chất giặt tẩy vào hộp đựng.
 

                        

                   - Dựa vào khối lượng giặt cho phép, bạn có thể giặt từ 2 - 3 ruột gối 1 lần. Nhưng tốt nhất nên giặt 2 ruột gối để chúng cọ xát đạt được hiệu quả tốt nhất. 
 

        

 

- Bấm nút để khởi động và giặt như bình thường. Khi máy giặt chuyển sang lần xả nước thứ 2thì bấm nút tạm dừng và lật ngược ruột gối để cả hai mặt sạch đều.



 

- Cuối cùng, sau khi sấy xong thì phơi ruột gối ở nơi khô ráo, có nắng.



 

Chú ý:

- Ruột gối cần phơi khô hoàn toàn trước khi đem vào cất giữ hoặc sử dụng để tránh nấm mốc từ bên trong. Do vậy, dù máy giặt có chế độ sấy thì gia đình cũng nên giặt ruột gối vào những ngày nắng đẹp trời.
 

Nguyễn Phước Anh
Phòng Kinh doanh - May Sông Hồng